Thực Chiến Cờ Tướng – Luyện Không Khéo Tẩu Hỏa Nhập Ma Lợi Bất Cập Hại

author
6 minutes, 17 seconds Read

Trong khi học đánh Cờ Tướng, thực chiến là một phần không thể thiếu đối với mỗi cờ thủ. Không cờ thủ nào đọc sách là ngộ đạo, đánh như tiên cờ được. Đều phải trải qua thực chiến, luyện công lực cờ lên cao dần. Đó là được coi là minh đạo vậy. Thực chiến kể sơ qua cũng có vài loại, tùy đặc điểm mỗi loại lại có cái hay cái lợi riêng.
Cờ thi đấu vòng: thường thi đấu từ 2 người trở lên và theo vòng tròn. Loại thực chiến này cho người chơi tương tác với nhiều kỳ thủ khác nhau, tùy cách tổ chức giải đấu.
Chơi cờ nhanh hay còn gọi là cờ chớp thi đấu trong một khoảng thời gian ngắn hơn, thường khoảng 60 phút.
Chơi cờ với cao thủ: đánh cờ với những tay cờ cao hơn trình độ của bản thân
Chơi cờ thế: là thi đấu theo thế cờ có sẵn.

Rất nhiều người hiện nay, cho rằng trong học đánh cờ tướng, luyện cờ lấy số lượng làm trọng, bỏ công luyện, bỏ thời gian chơi, nhưng sau một thời gian, cảm thấy bản thân vẫn chưa nhiều tiến bộ. Hay vài người khác, chơi rất nhiều ván cờ phân cao thấp, nhưng lại để thua trong một thế cực kỳ cơ bản. Sai lầm ở đâu? Chính là ở thực chiến không thuần thục, lại sai phương pháp.
Đầu tiên, người học đánh cờ tướng cần phải hiểu thực chiến là đào sâu, lí giải, tiêu hóa và hấp thụ nội dung của sách vở. Quá trình thực chiến là quá trình trí não hấp thu một loại kiến thức thực tế, khác hẳn với lý thuyết sách vở, đồng thời, tiếp tích lũy kinh nghiệm và kiến thức hữu ích.
Trong khi thực chiến, người mới học nên chú ý mấy vấn đề sau:
1.Số lượng ván cờ không quá nhiều, không quá ít, căn cơ ở sự vừa phải.
Số lượng ván cờ người chơi tiếp xúc đều có ảnh hưởng tới việc nâng cao sức cờ. Đánh cờ quá ít, như 1 tuần chỉ đánh 1 đến 2 ván thì gọi là chơi cho vui, giải trí, không thể nâng cao sức cờ nhiều. Đánh cờ ít nhiều, tùy thuộc vào trình độ ở đâu, sở học hấp thu được chừng nào. Nhưng chung quy, thực chiến quá ít mà tri thức cờ tướng quá nhiều, đầu óc nhiều lý thuyết suông. Lại nữa, giảm bớt sự hứng thú học cờ. Lâu dần, ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề kinh nghiệm chơi cờ của người học.
Ngược lại, đánh cờ quá nhiều, thường do quá hứng thú đánh cờ, lại đánh nhanh, không để đầu óc ngơi nghỉ lại gây tác dụng ngược, không thể tính toán các nước đi sâu sắc, linh hoạt mà lại dễ sinh tật xấu tùy tiện đánh cờ, không coi trọng sự học trong mỗi ván cờ.
2. Chất lượng ván cờ là vấn đề tối quan trọng
Chọn đối thủ để luyện tập thì nên chú ý trình độ đối thủ không khác biệt nhiều so với trình độ của bản thân. Đối thủ có kỹ năng trình độ nhỉnh hơn một chút là tốt nhất. Vừa vặn để có một trận cờ cân sức để luyện tập, lại tiện lợi giao lưu, tiến bộ. Với thái độ coi trọng chất lượng ván cờ hơn số lượng, người học đánh cờ tướng sẽ có tập trung khai phá những thế cờ khó khăn, tính toán cẩn trọng và có chiến lược hơn.
3. Đánh cờ phải tìm hiểu đúng đắn, sai lầm trong các nước đi dẫn đến kết cục sau cùng.
Đây là kỹ thuật học cờ mà chỉ những cao thủ cờ mới là người thấu hiểu hết ý nghĩa của nó. Đó là một biện pháp hệ thống lại tư duy chiến lược của người chơi về trận đấu cờ trước. Mỗi nước đi đều ẩn chứa một dụng ý, trong khi chơi, người chơi có thể “bị mắc bẫy” mà đánh những nước đi sai lầm. Thế nhưng, ở cuối trận cờ là lúc mọi thâm ý ban đầu đều lộ diện ra. Ngẫm nghĩ lại là điều cần thiết để tránh những sai lầm và cái bẫy tương tự như thế. Tư tưởng đánh giá khách quan, nhìn nhận chính xác các sự việc hoặc có thể nhờ sự đánh giá bên ngoài để thêm thông tin bổ ích cho việc kết luận.
Quá trình từ lý thuyết đến thực tiễn là không thể thiếu đối với người chơi cờ. Lý thuyết và thực chiến bổ trợ nhau, nâng cao khả năng chiến đấu, hay là sức cờ của kỳ thủ. Lý thuyết học đánh cờ tướng không còn là màu xám khi được triển khai trong thực chiến. Thực chiến lại sáng tạo ra những thế cờ mới, cách chơi mới mẻ và sáng tạo hơn.

Bài viết liên quan